Xuất hiện ở dạng hòa tan Silicat

Bài chi tiết: Natri silicat

Các silicat thường ở dạng rắn nhưng rất hiếm ở dạng hòa tan. Anion SiO44- là gốc xuất phát từ axit silic, Si(OH)4, và cả hai đều khó tách ra riêng biệt chỉ có thể tồn tại ở dạng chất trung gian. Thay vào đó, các dung dịch silicat thường được quan sát ở dạng hỗn hợp của các nhóm cô đặc lại và một phần ở dạng proton. Silicat hoàn tan tự nhiên liên quan đến quá trình khoáng hóa sinh học và tổng hợp từ các aluminosilicat, là một chất xúc tác công nghiệp quan trọng được gọi là zeolit.[1]

Silicat không có cấu trúc tứ diện

Mặc dù cấu trúc tứ diện là một dạng hình học phổ biến của các hợp chất silicat, silic cũng có khả năng tạo liên kết ở các bậc cao hơn. Ví dụ đặc trưng của dạng kết hợp này là hexafluorosilicat (SiF62-). Cấu trúc bát diện theo đó 6 ôxy bao bọc xung quanh Si đã được quan sát. Ở áp suất rất cao, SiO2 thích ứng với cấu trúc này trong khoáng vật stishovit, một dạng đa hình đặt sít của silica được tìm thấy phần manti dưới cùng của Trái Đất. Cấu trúc bát diện Si ở dạng hexahydroxysilicat ([Si(OH)6]2−) được quan sát trong khoáng vật hiếm là thaumasit.